Người Nhật ở Trung Quốc lo lắng

21/09/12, 09:16 Thế giới

Akiko Mitani sống ở Thượng Hải đã 15 năm, cô lấy chồng người Trung Quốc là quan chức một doanh nghiệp nhà nước, và cho con trai ba tuổi đi học cùng với các bạn ở trường Trung Quốc gần nhà.

Trong bầu không khí sôi sục chống Nhật suốt tuần qua ở Bắc Kinh do tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo không người ở, Mitani tuyệt đối chấp hành các khuyến cáo: cô ở nhà không dám ra đường, và đang tính chuyện cho con đi học trường dành riêng cho người Nhật.

“Hàng ngày, tôi không cảm thấy sự giận dữ của người Trung Quốc nhằm vào tôi”, cô Mitani, đang có bầu và sẽ sinh con thứ hai vào tháng 11 này, cho biết. “Nhưng mọi thứ thay đổi khi căng thẳng bùng lên”.

Miko Mitani, người Nhật sống ở Trung Quốc đã 15 năm, và con trai ba tuổi. Ảnh: WSJ
Miko Mitani, người Nhật sống ở Trung Quốc đã 15 năm, và con trai ba tuổi. Ảnh: WSJ

Trung Quốc và Nhật Bản có vô số mối liên hệ chẳng chịt. Thương mại giữa hai nền kinh tế lớn này của thế giới ước tính đến 345 tỷ USD. Các công ty Nhật hầu như là những người tiên phong nhìn thấy thị trường tốt tươi ở Trung Quốc, đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo ô tô và đồ điện tử từ nhiều thập kỷ nay. Riêng tại Thượng Hải có 55.000 người Nhật cư trú dài hạn, theo số liệu của lãnh sự quán.

Nhưng hai nước này vẫn khó mà bỏ qua quá khứ. Ký ức về sự tàn bạo của phát xít Nhật trong thế chiến II vẫn còn đậm đặc trong chương trình học của học sinh ở những trường theo tư tưởng chống Nhật. Nhiều bộ phim truyền hình Trung Quốc vẫn khắc họa hình ảnh người Nhật như những kẻ hiếu chiến và tàn ác.

Các cuộc biểu tình tuần này trùng với dịp kỷ niệm sự kiện năm 1931 mở màn cho cuộc xâm lược của Nhật vào Trung Hoa. Nó dường như đổ thêm dầu vào ngọn lửa giận dữ bởi tranh chấp quần đảo trên biển Hoa Đông, mà người Nhật gọi là Senkaku và người Hoa gọi là Điếu Ngư. Cả hai đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo.

Với cô Mitani, mấy ngày nghỉ bắt buộc vừa rồi là một trải nghiệm rất tệ. “Đáng lẽ tôi đã khởi động một dự án quảng bá cho một nhà sản xuất Nhật, chuyên về các thiết bị điện tử hôm nay”, Mitani, quản lý của một công ty tư vấn, nói chuyện bên tách trà ô long và bánh ngọt.

Phụ nữ 41 tuổi người Tokyo này ở nhà cùng chồng, nghỉ ngơi và nghe nhạc trong khi ngoài phố, người dân Trung Quốc biểu tình. Cô lo lắng cho đứa con trai mang hai quốc tịch. “Nếu bọn trẻ ở trường biết con tôi là người Nhật, tôi e là thằng bé sẽ bị các bạn cùng học bắt nạt”.

Cảnh sát và người biểu tình trước sứ quán Nhật tại Bắc Kinh cuối tuần trước. Ảnh: AFP
Cảnh sát và người biểu tình trước sứ quán Nhật tại Bắc Kinh cuối tuần trước. Ảnh: AFP

Khi cậu bé đi nhà trẻ, các cô giáo từng gọi cậu là xiao riben, tức “bé Nhật”, một cách nói cũng có thể hiểu theo cách xúc phạm. Giờ Mitani muốn giữ bí mật quốc tịch của con, và những ngày này, lần đầu tiên cô tính chuyện chuyển cho con trai sang học trường Nhật.

Trong bối cảnh biểu tình của người Trung Quốc, lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải cảnh báo công dân Nhật không nên ra đường, không nói to tiếng Nhật ở nơi công cộng, không đi taxi một mình. Cảnh báo này được đưa ra đầu tuần trước, sau khi có các báo cáo về việc một số công dân Nhật bị tấn công.

Cô Miki Nakajima, làm nội trợ, sống ở quận Cổ Bắc, Thượng Hải, gần lãnh sự quán và là nơi có nhiều quán ăn và chợ Nhật. Chồng cô là một kỹ sư Nhật làm việc cho một hãng điện tử. Họ có con trai hai tuổi.

“Khi tôi phải ra ngoài, tôi cố gắng không nói to bằng tiếng Nhật, tôi cũng không đi taxi một mình”, cô kể.

Một tài xế taxi ở Thượng Hải không nêu tên, nói rằng không có chuyện khách Nhật đi xe sẽ bị nguy hiểm. Anh này nói chưa từng nghe có vụ việc nào như thế, và rằng giới chức Nhật có lẽ đã “lo quá xa”.

Anh Yoh Nagai, 22 tuổi, đến từ Tokyo và là sinh viên Đại học Tôn Dật Tiên ở thành phố Quảng Châu. Năm ngoái, trong một chuyến đi Côn Minh, tỉnh Vân Nam, một nhân viên đường sắt đã gọi anh là “con quỷ Nhật”. Lâu nay anh không gặp cảnh phân biệt như vậy nữa, nhưng Nagai vẫn tránh những chỗ đông người.

“Truyền hình Trung Quốc không đưa các đoạn phim về biểu tình chống Nhật, vì thế cũng khó mà đánh giá tình hình”, Nagai nối và cho biết anh không sợ gì cả.

“Nhiều người Trung Quốc không biết người Nhật thật sự thì thế nào. Trong các bộ phim Trung Quốc, người Nhật luôn là kẻ xấu”, Nagai nhận xét.

Một người đàn ông Nhật 43 tuổi làm việc trong ngành bán lẻ và sống ở Bắc Kinh nhận thấy rằng “số người Nhật đi lại trên đường phố Bắc Kinh đã giảm mạnh kể từ cuối tuần trước. Và chúng tôi cũng hơi lo ngại”, ông nói và kể rằng cổng chính dẫn vào tòa nhà có văn phòng của ông vẫn đóng cửa cho đến nay.

Cô Mitani và chồng đã bàn tính đến chuyện về nước nếu tình hình xấu đi thêm. Tuy nhiên, khi những cuộc biểu tình dịu xuống, họ tiếp tục cuộc sống thường ngày. Hôm qua, Mitani đã đi một mình đến buổi họp phụ huynh ở lớp học của con trai.

“Chồng tôi bảo sẽ không có chuyện gì đâu”, cô nói, nhưng vẫn tỏ ra lo lắng. “Còn tôi thì không chắc. Tôi vẫn hơi sợ”.

Mai Trang (theo WSJ)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x