Tự mình “chọn” bệnh

20/02/12, 09:33 Sức khỏe

Nếu là người hay cãi vã, thích gây mâu thuẫn, bạn sẽ kém chịu đựng đối với dịch cúm và cảm lạnh. Nếu hiếu chiến, sống thù địch với cộng đồng, bạn sẽ dễ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Một khi sống lươn lẹo, lừa dối đồng loại, bạn rất dễ bị chứng mất ngủ, trầm cảm và đau dạ dày hành hạ.

Còn nếu muốn mắc các bệnh viêm nhiễm, dị ứng hay thấp khớp, bạn cứ việc hấp tấp, vội vàng và giữ lấy tâm trạng bất lực, lo sợ… “Chúng ta luôn đứng trước khả năng tự lựa chọn bệnh cho chính mình” – Tiến sĩ Deepak Chopa – bác sĩ theo trường phái y học Hinđu nổi tiếng ở Mỹ khẳng định.

Bệnh tật là biến dạng của tâm lý cá nhân

“Những gì diễn ra trong trí não có ảnh hưởng trực tiếp và không ít trường hợp – tác động tức thì đối với toàn bộ cơ thể, nó lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta” -TS. Alice Domar thuộc Viện Nghiên cứu y học thần kinh (Đại học Harvard) khẳng định, ông cho rằng, suy nghĩ và cảm xúc tác động lên tất cả các bộ máy và hệ thống quan trọng nhất của cơ thể con người: hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ hormon, hệ tim mạch, hệ sinh sản. Trong các loại hậu quả của tình trạng suy nhược thể lực tâm lý hay căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài, các nhà khoa học đã liệt kê các bệnh như: viêm khớp, tăng huyết áp, các bệnh về tim, thậm chí ung thư hoặc đột tử. “Tác động của tâm lý, cảm xúc và suy nghĩ không chỉ dẫn đến bệnh tật mà còn có thể dẫn đến tổn thương não cục bộ, làm mất cái gọi là trí nhớ tự thuật, thậm chí còn làm tê liệt toàn bộ hệ thần kinh trung ương” – TS. Domar giảng giải.

Cùng chung quan điểm với TS. Domar, GS. Raymond Niaura thuộc Đại học Harvard cũng cho rằng: Bệnh tật chính là biến dạng của tâm lý cá nhân. Trong một công trình nghiên cứu đối với 774 đấng mày râu nhóm tuổi trên 60, GS. Niaura đã phân tích cả tâm lý, cá tính cũng như tìm hiểu yếu tố nào ảnh hưởng mang tính quyết định đến tình trạng sức khỏe của họ: cách thức ăn uống, trọng lượng cơ thể và hoạt động thể lực, nồng độ cholesterol, insulin, huyết áp để rồi cuối cùng đi đến kết luận rằng: Càng chứng tỏ thù nghịch đối với thế giới, con người càng dễ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Thậm chí, những người hiếu chiến và sống thù địch với cộng đồng còn hay mắc bệnh mạch vành nhiều hơn so với những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, béo phì và tăng huyết áp.

 Bực tức – stress tác động xấu đến các bệnh tim mạch…

Theo GS. Niaura, ngay cả những cảm xúc tiêu cực như bực tức và giận dỗi cũng tác động bất lợi đối với sức khỏe. Chúng làm loạn nhịp tim và kích thích tuyến yên sản xuất lượng hormon stress nhiều hơn, tạo ra những điều kiện thuận lợi để chứng béo phì, bụng phệ xuất hiện. Chúng thậm chí tác động trực tiếp đến sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và cơ tim! Điều này cũng được chứng minh trong một nghiên cứu do nữ giáo sư Patricia P.Chang thuộc Đại học John Hopkins ở Baltimor tiến hành đối với 1.000 đấng mày râu từng là sinh viên của trường này trong những năm 1948 – 1964.

 
Đối tượng mà trong thời gian học tập thường xuyên phản ứng với bên ngoài bằng sự tức giận thường mắc bệnh tim 3 lần nhiều hơn và 5 lần dễ bị nhồi máu cơ tim trước tuổi 50 hơn so với những bạn học làm chủ được tình thế. “Bản thân trạng thái tâm lý tức giận không đóng vai trò quan trọng như vậy đối với sức khỏe. Nhưng khi tác động nhiều lần đến tính cách mỗi người – tức giận mới phát huy tác động thực sự” – GS.Chang khẳng định.
 
Quả thực, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ bệnh tật là tấm gương phản chiếu tính cách, tâm lý cá nhân mỗi người. Theo đó, những người luôn sống trong cảm giác bất lực, lo sợ, vội vàng, thúc bách thường có nguy cơ cao mắc những bệnh viêm nhiễm, dị ứng và thấp khớp. Những người hay cãi vã, nhiều mâu thuẫn thường kém chịu đựng đối với dịch cúm và cảm lạnh hơn do sự hiếu chiến trong các cuộc cãi vã đã hạn chế việc sản sinh ra bạch cầu trong cơ thể – vũ khí tự nhiên bảo vệ con người trước nguy cơ nhiễm bệnh. Những cá nhân cảm thấy “cuộc đời suy sụp”, luôn bất mãn và hay ca thán bao giờ cũng có máu dễ vón cục.
 
Với đối tượng quanh năm sầu não, xác suất máu bị vón cục cao hơn 41% so với người bình thường. Đây là nguyên nhân khiến nhóm đối tượng này dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hơn. Với những người đau buồn thái quá trước những sự kiện tiêu cực mà mình phải chứng kiến, thí dụ cái chết của người thân, thì nguy cơ bùng phát bệnh ung thư cao hơn hẳn người bình thường và cơ may sống được cũng giảm đi đáng kể nếu người này đang trong lúc đau ốm (cho dù trạng thái đau buồn kéo dài không thể là thủ phạm gây bệnh ung thư song chúng có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình bùng phát của căn bệnh).
 
Thậm chí, ngay cả những hành vi dối trá, lươn lẹo, lừa lọc cũng có thể gây tổn thương đến sức khỏe. “Đối tượng hay lừa dối đồng loại thường hay bị chứng mất ngủ, trầm cảm, bốc hỏa và đau dạ dày hành hạ” – nhà tâm lý trị liệu nổi tiếng người Mỹ Bard Blanton khẳng định trong cuốn sách Radical Honesty (Sự thành thật tuyệt đối). Blanton cho rằng, những kẻ dối trá thường bị cắn rứt lương tâm, nội tâm tan nát. Hậu quả là sự bùng phát của những chứng bệnh nguy hiểm.

Hãy cố gắng sống vô tư!

Muốn né tránh nhồi máu cơ tim, dị ứng, thấp khớp hay những bệnh nguy hiểm khác, sẽ là chưa đủ nếu chỉ thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể thao. Việc xây dựng thái độ tích cực đối với cuộc sống, bồi dưỡng phát triển những tính cách tốt và hình thành năng lực tự đối phó với stress từ thời thơ ấu đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Y văn thế giới từ những năm 1960 đã xuất hiện thuật ngữ nocebo để mô tả tác hại đối với sức khỏe và bệnh tật của những ý nghĩ bi quan, những thái độ tiêu cực –  trái ngược với thuật ngữ placebo – mô tả hiệu quả tích cực đến sức khỏe của những suy nghĩ lạc quan và sự tin tưởng vào một điều gì đó cho dù điều đó không có tác dụng đặc hiệu gì.

Ngay từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, bác sĩ người Đức Gufeland đã cho rằng, mỗi bộ phận trên cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi tâm lý, xúc cảm từ chính bản thân mỗi người. Tuy chưa xác định được cụ thể cơ chế tác động của tâm lý, xúc cảm lên bệnh tật nhưng ở thời điểm đó ông đã nhận ra: một tinh thần lạc quan, yêu đời, một thái độ vô tư tin tưởng và những tính cách hướng thiện tốt đẹp có thể giúp con người tránh được, thậm chí là đẩy lùi bệnh tật.

“Con người đứng trước khả năng tự lựa chọn bệnh cho chính mình” – TS. Deepak Chopa – bác sĩ theo trường phái y học Hinđu nổi tiếng ở Mỹ phát biểu. Để giảm bớt nguy cơ mất mát và tổn thương sức khỏe, chúng ta chỉ cần chú ý thay đổi một chút ít tính cách và lối sống của bản thân cũng như mối quan hệ đối với cộng đồng.

Uông Chí Thành (Theo ZET)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x